Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016

Nhật ký của bà mẹ sinh mổ

Ngày...tháng...năm.....
Tôi sắp sinh rồi!

Tôi phải sinh mổ, tôi đã nghĩ rất đơn giản thế này: “Ngủ một giấc, tỉnh dậy có ngay một đứa con đáng yêu, sướng quá còn gì”. Nhưng sự thật không bao giờ dễ dàng như thế. Chồng tôi đã xin vào phòng mổ để được chứng kiến giây phút con chào đời, nhưng anh ấy đã thấy cảnh ruột của tôi bị kéo ra ngoài, sợ và xót đến nỗi khóc thành tiếng. Còn tôi ư, có nhiều trải nghiệm khó lòng quên được ở một ca sinh mổ!


1. Rất lạnh
Phòng sinh lạnh, rất lạnh. Tôi nằm đó mà cảm tưởng như mình bị đẩy về phía Nam cực hay Bắc cực rồi. Tôi liên tục run rẩy và nghĩ rằng, bác sĩ gây mê đã quên mình rồi. Trời ơi, có khi nào khi ra khỏi phòng mổ, tôi sẽ bị liệt cả hai chân vì đã chịu lạnh quá lâu không?

2. Bạn sẽ cảm thấy được tất cả mọi thứ
Bạn sẽ không cảm thấy đau, nhưng cảm giác khi người ta đem con ra khỏi người mình có thể cảm nhận được rất rõ. Ối. “Có thể có một chút áp lực nhẹ”, tôi nghe bác sĩ nói như thế, và rồi, cảm giác như thể một trái bowling nặng trịch nhấc khỏi cơ thể không hề nhẹ đâu bác sĩ à.

3. Đừng ngại thuốc giảm đau
Phải, sau khi sinh con thành công, tôi cảm thấy rất nhẹ nhàng và khỏe khoắn, thì ra không có gì ghê gớm như người ta vẫn nói. Và “bùm”: hết thuốc mê. Cơn đau xuất hiện một cách đột ngột và làm tôi điêu đứng. Đau, đau lắm. Thực tế là bụng tôi đã bị mổ ra rồi khâu lại cơ mà, da thịt nào chịu nổi chứ?


4. Khó biểu cảm
Nghe một câu chuyện vui và cố không cười, chỉ nhếch mép thể hiện mình có khiếu hài hước là một trong những thử thách hằng ngày. Bởi lẽ, sau khi sinh mổ, hắt hơi, ho và cười đều đem đến những cơn đau khủng khiếp.
Bởi thế, trong những tháng ngày đó, tôi đã nhận ra một chân lý rằng: “Làm bạn với những người vui tính rất là tốt, nhưng không nên gặp họ sau khi sinh mổ”. Trong trường hợp người vui tính đó là chồng mình, tôi nghĩ cánh phụ nữ nên có biện pháp cảnh cáo và trừng phạt để tránh rơi vào thảm kịch “vừa cười vừa đau”.

5. Chuyện đi ngoài là bi kịch
Suốt 7 ngày sau khi sinh mổ, tôi không thể đi ngoài được. Bạn có thể tưởng tượng nổi tình cảnh bao nhiêu chất xơ dồn ứ trong ruột không?

Sau đó tôi đã phải nhờ can thiệp y tế và ngồi đồng trong toilet hơn 50 phút để giải quyết hàng tồn đọng. Nếu không, không biết tôi sẽ phải chịu đựng cô nàng táo bón đỏng đảnh đến khi nào nữa.

6. Khu vực quanh sẹo không có cảm giác
Khu vực quanh vết sẹo mổ của tôi sẽ không bao giờ có được cảm giác nữa. Ở đó có rất ít dây thần kinh và đương nhiên nó sẽ không bao giờ lành lặn lại được. Cùng với những vết rạn da còn mờ mờ, vết sẹo mổ là một trong những “nhân chứng” cho việc làm mẹ của tôi.
Đúng là có nhiều điều không hề mong muốn phải gánh chịu khi sinh mổ thật, nhưng tôi đã có một đứa con đáng yêu. Điều này có thể bù đắp cho tất cả.

Khoảnh khắc của mẹ sinh mổ rất kỳ diệu. Để chào đón đứa con đầu lòng, mẹ đã phải dũng cảm rất nhiều.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Sổ tay Chăm sóc trẻ Copyright © 2012 Design by books.vn